Hiện nay, bệnh tiểu đường không chỉ mắc ở người lớn tuổi mà đang dần bị trẻ hóa. Người mắc bệnh tiểu đường sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, chân tay tê bì, khát nước,..
Bệnh tiểu đường là gì? Nó có nguy hiểm không? Làm cách nào để phòng ngừa bệnh tiểu đường? Mời bạn đọc bài viết chuyên môn sau để được giải đáp.
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là căn bệnh nguy hiểm, gây lo lắng cho rất nhiều người. Bệnh xảy ra khi cơ thể con người bị tăng lượng đường huyết, từ đó dẫn đến lượng đường trong cơ thể cao hơn mức bình thường, khiến chúng tích tụ và gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể.
Hiện nay, số người mắc bệnh tiểu đường đang gia tăng chóng mặt. Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam bệnh tiểu đường đã tăng 211% trong vòng 10 năm qua. Và con số này đã đưa Việt Nam vào quốc gia có số bệnh nhân tiểu đường tăng cao nhất thế giới.
Tuy nhiên, không phải ai mắc bệnh tiểu đường cũng cùng 1 loại. Căn bệnh này được chia thành 2 loại khác nhau, gồm: Bệnh tiểu đường typ 1, bệnh tiểu đường typ 2.
2. Triệu chứng bệnh tiểu đường bạn không nên bỏ qua
Thông thường, dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường đó là lượng đường trong cao mức bình thường. Các triệu chứng của căn bệnh này có thể thể hiện từ nhẹ, thậm chí là không có dấu hiệu nào. Cũng chính vì lý do đó mà nhiều bệnh nhân không phát hiện bệnh cho đến khi bệnh trở nặng hoặc đã xảy ra biến chứng trong cơ thể.
Vì vậy, việc nhận biết các triệu chứng của bệnh tiểu đường sẽ giúp người bệnh có thể điều trị kịp thời trước khi bệnh trở nặng. Một số triệu chứng cụ thể của bệnh tiểu đường:
- Đói và mệt
- Đi tiểu thường xuyên và mau khát
- Khô miệng, luôn cảm thấy khát nước và có triệu chứng ngứa da
- Giảm thị lực
- Sút cân nhiều
- Vết thương chậm hoặc khó lành
- Nhiễm trùng nấm men
- …
Đây là những triệu chứng cơ bản ở người mắc bệnh tiểu đường. Nếu thấy mình xuất hiện các triệu chứng trên, bạn hãy mau chóng đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra và được tư vấn, chữa trị kịp thời.
3. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Theo nghiên cứu, bệnh tiểu đường có thể xảy ra các biến chứng rất nguy hiểm, tuy nhiên, số lượng người mắc căn bệnh này lại đang ngày một tăng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tiểu đường?
Bệnh tiểu đường xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể đến:
- Béo phì: Những người mắc bệnh béo phì thường có nguy cơ rất cao bị mắc bệnh tiểu đường do chức năng sản xuất ra chất chuyển đường trong cơ thể bị giảm. Từ đó, lượng đường trong cơ thể không được chuyển hóa, sẽ tích tụ lại trong cơ thể và gây ra bệnh tiểu đường.
- Mỡ bụng, căng thẳng kéo dài cũng làm tăng nguy cơ tiểu đường.
- Ít vận động cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến mắc bệnh tiểu đường.
- …
Bên cạnh các nguyên nhân trên, còn rất nhiều các nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ tiểu đường như: ngủ không đủ giấc, bỏ bữa sáng, ngáy ngủ, giờ giấc công việc bất thường,…
4. Phòng và chữa trị bệnh tiểu đường như thế nào?
Có thể thấy, bệnh tiểu đường vô cùng nguy hiểm. Vì vậy việc phòng và chữa bệnh tiểu đường là cần thiết và quan trọng trong xã hội hiện đại ngày nay khi chất lượng cuộc sống đang ngày một cao, con người càng phụ thuộc nhiều và ít vận động hơn, từ đó, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường cũng nhiều hơn. Nguy hiểm hơn, bệnh tiểu đường rất khó để phát hiện vì chúng không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu, khi chúng đã biến chứng thì lại vô cùng nguy hiểm. Vậy chữa trị bệnh tiểu đường như thế nào? Làm cách nào để phòng chống? Và người bệnh tiểu đường thì nên ăn gì để phòng và ngăn bệnh phát triển?
Hiện nay, những người bị bệnh tiểu đường có thể được chữa trị bằng cách sử dụng insulin để chuyển hóa lượng đường trong cơ thể. Bên cạnh đó, người bị bệnh tiểu đường cần kiểm soát nghiêm ngặt chế độ ăn của mình, tránh để lượng đường trong máu tăng cao, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn. Và đặc biệt, bạn nên đến các cơ sở y tế và bệnh viện để kiểm tra và nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ.