Đại tràng là một bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa. Mỗi chúng ta đều cần có cho mình những hiểu biết nhất định về đại trạng và bệnh đại tràng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Có nhiều loại bệnh nguy hiểm liên quan đến đại tràng. Bài viết cung cấp thông tin về các bệnh lý liên quan, triệu chứng để sớm phát hiện và chữa trị bệnh đại tràng.
1. Cấu tạo và chức năng của đại tràng
Tùy vào giới tính, đại tràng sẽ có những kích thước khác nhau, nhưng thông thường cơ quan này sẽ có chiều dài khoảng 1,5m , chiếm 1/5 chiều dài toàn bộ ống tiêu hóa.
Ảnh 1: Chức năng của đại tràng.
Đại tràng bao gồm 3 bộ phận chính là manh tràng, kết tràng và trực tràng.
Không nằm xếp chồng như ruột non, đại tràng uốn lượn thành một khung, bao quanh ruột non và còn được gọi là khung đại tràng. Cơ quan này thực hiện nhiều chức năng, cụ thể như sau:
Tiêu hóa thức ăn: Đại tràng tiếp tục thực hiện công việc này sau dạ dày để đảm bảo thức ăn được tiêu hóa hết. Bên cạnh đó, môi trường axit của dạ dày có thể bỏ sót một số chất có lợi như các chất không hòa tan, vài thành phần mỡ đạm, lúc này đại tràng sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình.
Hấp thụ các chất dinh dưỡng: Không chỉ tiêu hóa thức ăn một lần nữa, đại tràng còn có khả năng hấp thụ những chất dinh dưỡng vừa tiêu hóa được. Những chất dinh dưỡng này sẽ được đưa vào máu và cung cấp cho cơ thể. Đại tràng thực hiện tiêu hóa các chất mà ruột non không tiêu hóa được.
Hấp thụ nước: Đại tràng thực hiện hấp thụ nước và giúp thận nhận được nước ngay sau đó. Nếu cơ thể mắc bệnh đại tràng, nước sẽ ứ lại tại đây mà không chuyển tới được thận, gây tình trạng tiêu chảy, cơ thể mất nước rất nguy hiểm.
Đóng khuôn chất bã: Đây là chức năng mà không cơ quan nào có thể thay thế. Đại tràng giúp đóng khuôn các chất thải để thải ra ngoài cơ thể qua đường hậu môn.
Hấp thu muối khoáng: Không chỉ hấp thụ chất dinh dưỡng và nước, đại tràng còn có chức năng hấp thu muối khoáng và các nguyên tố khác cho cơ thể.
2. Cơ chế hoạt động của đại tràng
Mỗi bộ phận của hệ tiêu hóa thực hiện một chức năng riêng, quá trình này diễn ra có tính hệ thống và không thể bỏ qua công đoạn nào. Trong đó, đại tràng hoạt động như sau:
Các chất thải từ ruột non đến đại tràng bao gồm thức ăn, chất lỏng chưa được tiêu hóa, các tế bào cũ từ niêm mạc đường tiêu hóa.
Đại tràng hấp thu nước, đồng thời biến đổi chất thải từ dạng lỏng thành dạng phân. Sau đó quá trình nhu động sẽ tiếp tục chuyển phân vào trực tràng.
Trong đại tràng, nước di chuyển từ đường tiêu hóa tới các mạch máu nhiều hơn. Vi khuẩn có tại đây sẽ giúp phân giải những chất còn thừa từ ruột nôn, cùng với đó là sản xuất vitamin K. Các chất thải của quá trình tiêu hóa và các phần tử thức ăn quá lớn sẽ trở thành phân.
3. Dấu hiệu cho thấy cơ thể mắc bệnh đại tràng
Để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh đại tràng, bạn cần để đặc biệt lưu ý các dấu hiệu sau:
Đau bụng: Đây là dấu hiệu thường thấy của nhiều căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu thường xuyên thấy đau bụng dưới thì bạn có thể đã bị bệnh viêm loét đại tràng, nguy hiểm hơn nữa là ung thư đại tràng.
Ảnh 2: Đau bụng là một dấu hiệu của bệnh đại tràng.
Tiêu chảy: Nếu đại tràng của bạn đang gặp vấn đề, bạn sẽ có dấu hiệu đi ngoài nhiều lần với phân quá lỏng. Điều này cho thấy đại tràng đang không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng và nước. Bệnh đại tràng không được điều trị sớm sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng.
Phân lẫn máu: Phân có màu sẫm, đen hay lẫn máu chính là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm loét và ung thư. Nếu có dấu hiệu trên, bạn cần được thăm khám sớm để biết chính xác tình trạng của mình.
Nhiều khí mùi: Khi hoạt động tiêu hóa có vấn đề, thiếu vi khuẩn tốt, cơ thể sẽ thường xuyên thải khí, đồng thời trong khí này có mùi khó chịu. Đây cũng chính là triệu chứng liên quan đến bệnh đại tràng.
Táo bón: Tình trạng táo bón thường xuyên, đau khi đại tiện xảy ra khi khi đại tràng có những túi viêm nhỏ hoặc bị chứng ruột kích thích, đầy hơi, tiêu chảy.
Cơ thể mệt mỏi: Nếu bạn mắc bệnh đại tràng, cơ thể sẽ bị thiếu chất sinh dưỡng, khoáng chất và các loại vitamin. Điều này làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và có thể mất ngủ.
4. Bệnh lý liên quan đến đại tràng
Ảnh 3: Có nhiều căn bệnh nguy hiểm liên quan đến đại tràng.
Bệnh đại tràng có thể là những căn bệnh nhẹ, nhiều biện pháp chữa trị, cũng có những căn bệnh nghiêm trọng do phát hiện muộn.
Thông thường, đại tràng có thể gặp phải các vấn đề sau: Viêm đại tràng cấp và mãn tính, viêm đại tràng co thắt, ung thư đại tràng, polyp đại tràng, xoắn đại tràng, viêm đại tràng giả mạc, viêm loét đại tràng, bệnh crohn,…
Hộ kinh doanh Nhà thuốc Quang Minh.
Giấy phép đăng kí hộ kinh doanh số 01K8019472 do UBND quận Nam Từ Liêm cấp ngày 05/07/2018.
Mã số thuế 8406563992.
Giấy chứng nhận kinh doanh dược số 03-5530/ĐKKDD-HNO do Sở y tế thành phố Hà Nội cấp ngày 07/08/2018