Thận là cơ quan thực hiện một số chức năng quan trọng để giúp cơ thể duy trì sự sống. Người mắc bệnh thận hay thận bị tổn thương sẽ có thể gặp phải nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Người mắc bệnh thận thường sẽ không nhận thấy triệu chứng gì rõ rệt cho tới khi bệnh đã tiến triển. Hãy ghi nhớ những điều sau để hạn chế ngay nguy cơ mắc bệnh thận.
Thận là hai cơ quan có vị trí nằm ở sau lưng, giáp hai bên cột sống và ngay phía trên eo. Thận giúp lọc máu bằng cách loại bỏ các chất thải, nước dư thừa, duy trì sự cân bằng muối, chất điện giải, đồng thời điều chỉnh huyết áp.
Ảnh 1: Thận có cấu tạo phức tạp và giữ nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể.
Cụ thể, thận thực hiện 5 hoạt động chính sau:
Thận đào thải các chất dư thừa: Cơ quan thận có chức năng lọc sạch và đưa 200 lít máu trở lại cơ thể mỗi ngày. Đồng thời, thận loại bỏ khoảng 1 – 2 lít dịch qua đường nước tiểu. Điều này giúp cơ thể không tích các chất cặn bã. Nếu mắc bệnh thận, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng nhiễm độc hoặc bị phù.
Điều chỉnh huyết áp cân bằng: Thận sản sinh hormon renin. Hormon này có chức năng gây co mạch máu, từ đó giúp kiểm soát huyết áp của cơ thể. Cơ quan thận có khả năng tăng áp lực máu nếu nó bị thấp, đồng thời hạ áp lực máu khi nó tăng cao. Vì vậy, tăng huyết áp được xem là một dấu hiệu thường thấy của bệnh thận.
Kiểm soát quá trình tạo hồng cầu: Thận sản xuất hormon erythropoietin để giúp kích thích tủy xương trong quá trình sản sinh hồng cầu. Hồng cầu là thành phần không thể thiếu mang đến các năng lượng cần thiết cho cơ thể con người, do vậy nếu bệnh nhân mắc suy thận mãn tính, quá trình tạo erythropoietin bị thiếu hụt, dẫn đến thiếu máu và gây ra các hậu quả nghiêm trọng.
Sản xuất dạng hoạt động của vitamin D: Cơ quan này có khả năng chuyển vitamin D từ ánh sáng mặt trời hoặc từ dạng bổ sung thành dạng vitamin D hoạt động. Khi thận gặp tổn thương, quá trình tổng hợp vitamin D sẽ bị suy giảm, dẫn đến giảm canxi. Nếu quá trình này kéo dài, cơ thể sẽ gặp một số bệnh lý về xương.
Thận giúp kiểm soát lượng pH máu: Thận làm nhiệm vụ cân bằng pH trong cơ thể bằng cách loại bỏ hoặc giữ lại một lượng axit hợp lý. Người mắc bệnh thận sẽ mất khả năng điều hòa độ pH khiến cơ thể bị ứ đọng axit, rơi vào tình trạng nhiễm toan, dẫn đến các trạng thái rối loạn.
2. Thói quen khiến nguy cơ bị bệnh thận tăng cao
Ảnh 2: Cơ quan thận cũng dễ bị tổn thương và gặp các bệnh lý nghiêm trọng.
Nếu bạn đang duy trì những thói quen sau, hãy nhanh chóng thay đổi để tránh các nguy cơ mắc bệnh thận:
Lạm dụng các loại thuốc giảm đau trong thời gian dài.
Uống quá nhiều nước ngọt và đồ uống có ga.
Uống nước trà đặc ngay sau khi uống rượu.
Ăn quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thận.
Ăn nhiều bánh mì ngọt có chứa kali bromat – chất gây tổn hại cho thận.
Chế độ ăn quá mặn và uống ít nước.
Khắc phục các thói quen xấu trên là cách bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ mắc bệnh liên quan đến thận.
Bệnh thận rất đa dạng, các bệnh nhân thường thể hiện các đặc tính lâm sàng rất đặc trưng.
Các điều kiện lâm sàng liên quan đến cơ quan thận phổ biến như: Hội chứng thận hư và hội chứng thận, thận tổn thương mãn tính, nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu, sỏi thận, bệnh thận mãn tính, ung thư biểu mô tế bào thận, u nang…
Suy thận là tình trạng tổn thương thận thường gặp. Đây là tình trạng suy giảm chức năng thận được gây ra bởi nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau.
Dựa vào thời gian mắc bệnh, người ta chia ra thành hai nhóm:
Suy thận cấp (tổn thương thận cấp).
Suy thận mãn tính (tổn thương thận mạn).
Bệnh suy thận cấp có thể phục hồi hoàn toàn hoặc phục hồi một phần chức năng thận. Trái lại, người mắc suy thận mạn chỉ có thể làm giảm các diễn tiến của bệnh và ngăn các biến chứng xảy ra.
Bệnh thận hiện đã là một vấn đề sức khỏe có tính toàn cầu. Bệnh thận mạn tính chính là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 11 trên thế giới. Mỗi người cần phải được kiểm tra và thăm khám thường xuyên để phát hiện kịp thời trước khi căn bệnh này gây ra hậu quả nghiêm trọng,
Bệnh nhân có thể tham khảo thuốc link… để được hỗ trợ điều trị bệnh thận và các bệnh lý liên quan.
Hộ kinh doanh Nhà thuốc Quang Minh.
Giấy phép đăng kí hộ kinh doanh số 01K8019472 do UBND quận Nam Từ Liêm cấp ngày 05/07/2018.
Mã số thuế 8406563992.
Giấy chứng nhận kinh doanh dược số 03-5530/ĐKKDD-HNO do Sở y tế thành phố Hà Nội cấp ngày 07/08/2018