Khi mua mỗi sản phẩm này, bạn đã đóng góp 1.000đ vào Quỹ hỗ trợ sức khỏe cộng đồng cùng Nhà Thuốc Quang Minh
590.000₫
Khi mua mỗi sản phẩm này, bạn đã đóng góp 1.000đ vào Quỹ hỗ trợ sức khỏe cộng đồng cùng Nhà Thuốc Quang Minh
Bàn chải điện Oral-B được thiết kế dựa trên công nghệ tiên tiến nhất, giúp làm sạch răng một cách hiệu quả và dễ dàng, mang đến cho bạn một nụ cười tự tin với hàm răng trắng khỏe.
8:00 - 21:00
Là loại bàn chải điện duy nhất đã được kiểm nghiệm làm sạch răng tốt hơn bàn chải thông thường
Giúp tẩy các mảng bám trên răng sạch gấp 2 lần bàn chải thông thường
Giúp loại bỏ cách đánh răng sai, có thể dẫn đến những viêm nhiễm về nứu răng
Oral-B là nhãn hiệu số 1 trên thế giới được các nha sĩ khuyên dùng
Trước khi sử dụng cần gắn phần thân vào đầu bàn chải
– Đầu bàn chải sẽ tự động xoay và rung để làm sạch răng, với bàn chải điện bạn có thể đưa vào tận những răng bên trong mà không hề cảm thấy vướng víu.
– Khi sử dụng cần giữ chặt phần thân bàn chải, đưa đầu chải vào miệng, chải lần lượt từng vùng 2-3 răng, di chuyển bàn chải để chải hết mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của tất cả các răng
– Khi sử dụng không nên đè mạnh và cần cẩn thận tránh trượt tay làm tổn thương nướu răng.
– Sau khi đã chải răng xong, bạn tháo phần đầu chải ra và làm sạch, phần thân có khả năng chống nước nên bạn có thể rửa dưới vói nước và lau khô.
– Sạc điện cho bàn chải mỗi tuần 1 lần hoặc khi sản phẩm đã hết pin
– Để tăng tuổi thọ của sản phẩm bạn nên để đế sạc nơi khô ráo.
Nấm miệng là tình trạng miệng bị nhiễm nấm Candida Albicans gây đau rát, chảy máu trong miệng kèm theo nhiều triệu chứng khác. Cùng tìm hiểu các biện pháp điều trị và phòng tránh bệnh trong bài viết.
MD: Nấm miệng xuất hiện khi nấm Candida Albicans xâm nhập và làm tổn thương lưỡi và khoang miệng. Vậy làm thế nào để phòng tránh và điều trị căn bệnh này?
1. Triệu chứng của nấm miệng
Ảnh 1: Nấm miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Triệu chứng nấm miệng ở trẻ em và người lớn:
· Xuất hiện các mảng trắng ở trên lưỡi, má bên trong, có trường hợp bị ở vòm miệng, lợi, amidan.
· Vùng da tổn thương có hình giống như pho mát cottage.
· Đau và chảy máu nếu các vùng da tổn thương cọ xát với nhau.
· Xuất hiện tình trạng nứt ở góc miệng.
· Mất vị giác, ăn không ngon miệng.
· Đối với các trường hợp bệnh nặng, tổn thương có thể lan xuống thực quản gây khó khăn khi nuốt thức ăn.
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh và phụ nữ cho con bú:
· Trẻ sơ sinh: Có triệu chứng là khó ăn, hay khó chịu và cáu kỉnh.
· Phụ nữ cho con bú: Trẻ sơ sinh bị nấm miệng có thể lây nhiễm cho mẹ, gây viêm nhiễm ở vú người mẹ. Các dấu hiệu thường gặp là vú có màu đỏ, nhạy cảm, ngứa núm vú, đau râm ran và đau nhiều hơn khi cho con bú…
Người bệnh cần gặp bác sĩ ngay khi những tổn thương gây đau đớn bên trong khoang miệng.
2. Nguyên nhân gây nấm miệng
Nấm miệng do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến là:
· Dùng thuốc kháng sinh liều cao trong một thời gian dài.
· Bệnh nhân hen suyễn dùng thuốc corticosteroid dạng hít.
· Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
· Đeo răng giả trong thời gian dài, đặc biệt là răng giả không vừa vặn.
· Người hay ăn đồ ngọt, ăn đêm và không đánh răng sau khi ăn.
· Người bị không miệng.
· Hút thuốc lâu năm tạo điều kiện cho nấm phát triển.
· Người bệnh bị tổn thương lưỡi, niêm mạc má, vòm miệng, nướu, amidan.
· Người đã hóa trị, xạ trị điều trị ung thư.
· Mẹ bị nấm âm đạo lây sang trẻ khi mới chào đời.
· Người mắc một số căn bệnh như tiểu đường, thiếu sắt, vitamin B12, suy tuyến giáp, HIV.
· Phổ biến là nấm miệng ở trẻ, người già do hai đối tượng này có nguy cơ mắc bệnh cao.
Nấm miệng gây tổn thương trong miệng và thực quản, làm người bệnh đau đớn khi ăn uống. Không chỉ vậy, nấm còn có thể lan truyền đến các bộ phận khác, ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa, gan, thận…
3. Phòng ngừa nấm miệng
Ảnh 2: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Để giảm nguy cơ bị nấm miệng, chúng ta cần:
· Thường xuyên súc miệng bằng nước muối, nhất là sau khi ăn.
· Làm sạch kẽ răng với chỉ nha khoa, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải mềm.
· Tránh lạm dụng các loại thuốc xịt và nước súc miệng.
· Gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra răng miệng định kỳ.
· Chú ý khi dùng răng giả, gặp bác sĩ nếu răng giả không vừa.
· Súc miệng sạch sẽ sau khi dùng ống hít corticosteroid.
· Hạn chế các thực phẩm có nhiều đường và chất men như bánh mì, rượu, bia…
· Bỏ thói quen hút thuốc lá.
· Kiểm soát tốt các căn bệnh làm tăng nguy cơ nấm miệng.
4. Các phương pháp điều trị bệnh
Điều trị nấm miệng có nghĩa là ngăn ngừa sự lây lan của các loại nấm gây bệnh. Tùy thuộc vào tuổi tác, sức khỏe, tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp khác nhau, bao gồm:
· Sử dụng thuốc kháng nấm dạng gel hoặc lỏng để bôi trực tiếp vào bên trong miệng.
· Thuốc kháng nấm dạng viên nén hoặc viên nang.
· Đối với người bệnh có hệ thống miễn dịch yếu, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm các loại thuốc khác như amphotericin B.
Bé bị nấm miệng cần được chăm sóc tốt, vệ sinh sạch sẽ và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ để tránh hậu quả nghiêm trọng.
Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp ích trong việc phòng ngừa và điều trị nấm miệng của các bạn. Tham khảo thêm tại đây.
Hộ kinh doanh Nhà thuốc Quang Minh.
Giấy phép đăng kí hộ kinh doanh số 01K8019472 do UBND quận Nam Từ Liêm cấp ngày 05/07/2018.
Mã số thuế 8406563992.
Giấy chứng nhận kinh doanh dược số 03-5530/ĐKKDD-HNO do Sở y tế thành phố Hà Nội cấp ngày 07/08/2018