Khi mua mỗi sản phẩm này, bạn đã đóng góp 1.000đ vào Quỹ hỗ trợ sức khỏe cộng đồng cùng Nhà Thuốc Quang Minh
1₫
Hết hàng
Khi mua mỗi sản phẩm này, bạn đã đóng góp 1.000đ vào Quỹ hỗ trợ sức khỏe cộng đồng cùng Nhà Thuốc Quang Minh
Vitamin C plus là sản phẩm bổ sung các vitamin làm mát cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng nhiệt miệng lưỡi, tăng cường sức khỏe cho người bị mệt mỏi, người mới ốm dậy.
8:00 - 21:00
trong 10ml
– Vitamin C: 100mg
– Lysin: 50mg
– Thymomodulin: 20mg
– Vitamin PP: 10mg
– Kẽm: 2mg
Bổ sung vitamin C
– Hỗ trợ làm giảm nguy cơ thiếu vitamin C.
– Giúp tăng cường sức đề kháng
– Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng nhiệt miệng lưỡi
Người thiếu hụt và cần bổ sung vitamin C
– Người cảm cúm, mệt mỏi, ốm yếu, sốt virus
– Người sức đề kháng kém.
– Người bị nhiệt miệng lưỡi.
Nên uống sau bữa ăn
– Trẻ dưới 1 tuổi: liều tham khảo 1 ống/ ngày chia 2 lần hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ.
– Trẻ từ 1- 8 tuổi: 1 ống/ lần x 1 lần/ ngày.
– Trẻ trên 8 tuổi: 1 ống/ lần x 1-2 lần/ ngày.
– Người lớn: 1 ống/ lần x 2-3 lần/ ngày.
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
SĐK: 2751/2018/ĐKSP
Tất cả chúng ta, kể cả người lớn và trẻ em đều có ít nhất một lần bị nhiệt miệng, có những người còn bị thường xuyên. Những vết loét có thể tự biến mất sau một vài ngày nhưng lại khiến người bệnh khó chịu, nhất là khi ăn uống. Vậy làm sao để chữa khỏi nhiệt miệng nhanh chóng nhất?
MD: Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng và đơn giản. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết sau đây.
1. Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân?
Nhiệt miệng hay còn được gọi là loét áp-tơ là các vết loét nhỏ, nông phát triển ở mô mềm ở bên trong má, dưới lưỡi, trên nướu hoặc môi. Các vết loét này thông thường sẽ tự lành sau 7 – 10 ngày và không để lại sẹo. Tuy nhiên, có một số trường hợp, bệnh sẽ kéo dài hơn 2 tuần, lúc này bạn cần đi gặp bác sĩ để kiểm tra.
Ảnh 1: Nhiệt miệng ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh.
Nhiệt miệng xảy ra khi cơ thể thiếu một số vitamin, dưỡng chất hay rối loạn nội tiết tố, nhiễm khuẩn răng miệng… Cụ thể, nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng bao gồm:
· Thường xuyên ăn đồ cay, nóng làm vùng miệng bị tổn thương.
· Gây ra tổn thương trong quá trình vệ sinh răng miệng hoặc không may cắn vào má, dần dần hình thành vết loét.
· Cơ thể thiếu vitamin B2, B6, PP, C, kẽm, axit folic.
· Rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt, khi mang thai, cơ thể căng thẳng, mệt mỏi…
· Bệnh nhân mắc một số bệnh sau có nguy cơ cao bị nhiệt miệng: HIV/AIDS, rối loạn tự miễn dịch Celiac, viêm loét đại tràng…
2. Triệu chứng của nhiệt miệng? Dấu hiệu bệnh nặng?
Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể dễ dàng nhận thấy các triệu chứng như:
· Nhận thấy các vết loét nhỏ hình bầu dục, màu trắng hoặc màu vàng xuất hiện ở bên trong miệng.
· Cảm giác ngứa râm ran hoặc đau tại các vùng da đỏ và các nốt nhiệt trong miệng, đặc biệt đau khi ăn uống.
Nhiệt miệng khá phổ biến và không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu gặp phải các dấu hiệu dưới đây, bạn cần gặp ngay bác sĩ để kiểm tra:
· Vết loét lan ra quá lớn, bùng phát thêm nhiều vết loét.
· Cảm giác đau buốt tăng dần kèm sốt cao, đau đầu.
· Cơ thể phát ban, tiêu chảy
3. Cách phòng tránh và điều trị nhiệt miệng
Nhiệt miệng khi tiến triển nặng cũng có thể gây ra nhiều biến chứng như ảnh hướng đến sức khỏe, dẫn đến tình trạng viêm cấp, nhiễm trùng nặng làm nhiễm trùng và áp xe miệng,… Vì vậy, mỗi người đều cần phải biết cách phòng tránh và cách chữa nhiệt miệng.
Để phòng tránh nhiệt miệng, chúng ta cần:
· Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, không làm việc quá sức, có chế độ nghỉ ngơi và tập luyện thể thao hợp lý.
· Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn ít đồ cay nóng, những đồ ăn gây nóng trong người. Đồng thời nên tăng cường bổ sung vitamin và dưỡng chất từ rau, quả.
· Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách, không gây tổn thương trong miệng để tránh vi khuẩn phát triển.
· Nên duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối hàng ngày.
Ảnh 2: Cần khắc phục kịp thời để nhiệt miệng không gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để chữa nhiệt miệng tại nhà? Hãy ghi nhớ những biện pháp sau:
· Bệnh nhân nên súc miệng bằng nước miếng loãng, có thể thay thế bằng nước muối sinh lý.
· Súc miệng bằng nước cốt dừa để diệt khuẩn và làm dịu cơn đau.
· Bạn cũng có thể sử dụng một số loại nước ép khác như nước củ cải, nước ép cà chua, nước khế chua, nước lá rau ngót… để nhanh chóng lành vết loét.
· Ngậm chất chát như trà xanh, vỏ xoài, húng chanh, trà khô… giúp giải nhiệt, khử mùi hôi.
· Bôi mật ong và nghệ vào vết loét để kháng khuẩn, giúp vết loét nhanh bình phục.
· Uống nước đỗ đen, rau má thay cho nước uống hàng ngày.
· Hạn chế các loại đồ ăn cay, nóng.
Sử dụng thuốc khi bị nhiệt miệng:
· Bổ sung vitamin B2, B6,PP, kẽm giúp vết nhiệt mau lành hơn.
· Dùng thuốc mỡ như benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide theo chỉ định của thầy thuốc.
· Sử dụng thuốc súc miệng.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng nhiệt miệng gây đau buốt, khó chịu, hãy tìm hiểu ngay các loại thuốc tại đây…
Hộ kinh doanh Nhà thuốc Quang Minh.
Giấy phép đăng kí hộ kinh doanh số 01K8019472 do UBND quận Nam Từ Liêm cấp ngày 05/07/2018.
Mã số thuế 8406563992.
Giấy chứng nhận kinh doanh dược số 03-5530/ĐKKDD-HNO do Sở y tế thành phố Hà Nội cấp ngày 07/08/2018