Khi mua mỗi sản phẩm này, bạn đã đóng góp 1.000đ vào Quỹ hỗ trợ sức khỏe cộng đồng cùng Nhà Thuốc Quang Minh
328.000₫
Hết hàng
Khi mua mỗi sản phẩm này, bạn đã đóng góp 1.000đ vào Quỹ hỗ trợ sức khỏe cộng đồng cùng Nhà Thuốc Quang Minh
Glucosamin Chondroitin Sulfate nhập nguyên chai chính hàng tại Canada, giúp hỗ trợ cho người bị viêm xương khớp, thoái hóa khớp, đặc biệt ở người cao tuổi và viêm xương khớp.
8:00 - 21:00
cho 01 viên:
Glucosamine Sulfate (kali clorid từ xương tôm/cua): 500 mg
Chondroitin Sulfate (Natri từ sụn bò): 400 mg
Các thành phần nguyên liệu, phụ gia khác: viên nang cứng gelatin (gelatin, nước tinh khiết), magnesium stearat gốc thực vật, microcristalline cellulose.
Hỗ trợ giảm đau khớp do viêm xương khớp và hỗ trợ chống thoái hóa sụn. Hỗ trợ duy trì sụn, khớp khỏe mạnh.
Lưu ý:
– Hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú. Hỏi ý kiến thầy thuốc nếu các triệu chứng trầm trọng thêm. Để xa tầm tay trẻ em.
– Sản phẩm được nắp kín có đai niêm phong để bảo vệ. Không sử dụng sản phẩm nếu nắp, đai niêm phong không còn nguyên vẹn. Không chứa chất tạo màu, bảo quản hay chất làm ngọt; không chứa sữa, tinh bột, đường, bột mì, gluten, nấm men, đậu nành, ngô, trứng, cá, hạnh nhân hay GMOs.
Người trên 12 tuổi, người bị đau nhức xương khớp, viêm xương khớp, thoái hóa.
Uống 1 viên, 3 lần/ngày
uống trong bữa ăn, để có hiệu quả phải dùng ít nhất trong 1 tháng hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thấp khớp tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể làm giảm tuổi thọ của người bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết và điều trị thấp khớp kịp thời và hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
MD: Thấp khớp là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết thấp khớp? Phương pháp điều trị thấp khớp hiệu quả là gì? Mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết chuyên môn dưới đây.
Thấp khớp là gì?
ẢNh 1. Thấp khớp thường xảy ra ở khớp tay, khớp gối,…
Thấp khớp hay còn gọi là viêm khớp dạng thấp hay viêm đa khớp dạng thấp là bệnh lý về xương khớp gây sưng, đau và cứng các khớp. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ khớp xương nào của cơ thể nhưng chủ yếu là khớp tay, khớp lưng, khớp gối và khớp bàn chân.
Thấp khớp không chỉ gây tổn thương các hệ khớp của cơ thể mà nó còn ảnh hưởng tới cả hệ thống cơ thể gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu.
Thấp khớp không phải bệnh lý gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng, tuy nhiên, nếu bệnh không được chữa trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như:
Gây khô mắt, thậm chí mù lòa
Khả năng nhiễm trùng cao
Đau ruột và dạ dày
Tăng nguy cơ xơ sẹo phổi
Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, gây đau tim, đột quỵ
Tổn thương thần kinh
Viêm mạch máu
Loãng xương
Gây ung thư hạch và các loại ung thư khác
Nguyên nhân và triệu chứng thấp khớp
Nguyên nhân chính gây thấp khớp đến nay vẫn chưa có báo cáo cụ thể. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, về cơ bản thấp khớp xảy ra do hệ thống miễn dịch bị tấn công dẫn đến viêm, từ đó phá hủy các sụn khớp. Nó xảy ra do sự tương tác và tác động lẫn nhau của các yếu tố: di truyền, môi trường, hormone, miễn dịch và nhiễm trùng.
Các đối tượng có nguy cơ mắc thấp khớp gồm:
Giới tinh: Phụ nữ là đối tượng dễ mắc bệnh thấp khớp hơn nam giới
Tuổi tác: Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể là bệnh nhân của thấp khớp, tuy nhiên, bệnh thường khởi phát ở tuổi trung niên.
Tiền sử gia đình: Những người mà gia đình có người thân mắc thấp khớp thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn.
Sử dụng thuốc lá
Phơi nhiễm do môi trường
Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
ẢNh 2. Thấp khớp có thể biến chứng gây nên các bệnh lý tim mạch.
Những bệnh nhân thấp khớp thường có các triệu chứng đặc trưng sau:
Cứng khớp
Sưng khớp
Nóng da
Đỏ vùng khớp viêm
Đau khớp
Mệt mỏi, suy nhược
Chán ăn
Sụt cân bất thường
Đau mỏi toàn thân
Ngoài ra, người mắc bệnh thấp khớp còn xuất hiện những triệu chứng ở các bộ phận khác của cơ thể như xuất hiện các nốt, hạt hay cục nổi trên mặt da, khàn giọng, viêm màng phổi không triệu chứng, đau ngực, mắt đỏ, đau mắt, khô mắt (thường rất ít),…
Bệnh nhân thấp khớp cần lưu ý gì?
Chế độ sinh hoạt:
Tránh làm các động tác gây hại lên các khớp
Tránh một số động tác cầm đồ vật vì lâu dài có thể gây biến dạng bàn tay.
Nên chọn những đồ vật to, dễ dàng cầm nắm
Tránh ấn nút bằng ngón tay
Duy trì sinh hoạt hằng ngày lành mạnh
Thường xuyên tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng tốt cho xương khớp
…
Chế độ ăn uống cần kiêng gì?
Đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ
Chuối tiêu, các loại cà, thịt chó, canh cua
Nội tạng động vật
Uống quá nhiều rượu bia
Phương pháp chữa thấp khớp hiệu quả
Ảnh 3. Sử dụng thuốc là một trong những biện pháp điều trị thấp khớp khá hiệu quả.
Để phát hiện và điều trị kịp thời viêm khớp dạng thấp, cần chẩn đoán bệnh ngay từ giai đoạn đầu tiên của bệnh. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp hiện nay được áp dụng theo tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987. Các phương pháp chẩn đoán thấp khớp được áp dụng hiện nay gồm xét nghiệm máu và xét nghiệm hình ảnh (chụp X-quang, chụp MRI).
Tuy hiện nay chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn thấp khớp nhưng các bác sĩ đã đưa ra các phương pháp có thể điều trị các triệu chứng của bệnh, đồng thời làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh.
Sử dụng thuốc
Phẫu thuật
Các biện pháp hỗ trợ như tập luyện, vật lý trị liệu,…
Để tìm hiểu thông tin chi tiết về các loại thuốc điều trị thấp khớp, truy cập tại đây….
Hộ kinh doanh Nhà thuốc Quang Minh.
Giấy phép đăng kí hộ kinh doanh số 01K8019472 do UBND quận Nam Từ Liêm cấp ngày 05/07/2018.
Mã số thuế 8406563992.
Giấy chứng nhận kinh doanh dược số 03-5530/ĐKKDD-HNO do Sở y tế thành phố Hà Nội cấp ngày 07/08/2018