Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sỏi thận. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây đau đớn cho người bệnh và để lại các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy, điều trị sỏi thận bằng cách nào? Người bệnh sỏi thận nên lưu ý điều gì?
Sỏi thận là bệnh lý xảy ra khá phổ biến nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy sỏi thận là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh? Cần lưu ý gì khi mắc sỏi thận? Bài viết chuyên môn dưới đây sẽ giải đáp bạn.
1. Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là bệnh lý ở đường tiết niệu, xảy ra do lắng cặn muối và các khoáng chất bên trong thận, dẫn đến hình thành sỏi. Sỏi thận có kích thước từ nhỏ cho đến lớn và cm.
Sỏi thận có thể tự đào thải ra ngoài nếu kích thước nhỏ. Tuy nhiên, nếu sỏi quá lớn không thể đào thải ra ngoài, nó sẽ di chuyển trong thận, cọ xát và gây tổn thương các bộ phận.
2. Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sỏi thận. Trong đó, uống ít nước, nhịn tiểu,…là những nguyên nhân phổ biến nhất gây sỏi thận. Cụ thể:
- Dùng thuốc tùy tiện: Theo thống kê của các chuyên gia tại Anh, việc lạm dụng thuốc kháng sinh như: Cephalosporin, Penicillin… trong một khoảng thời gian nhất định sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
- Uống nước không đủ: Thận có chức năng lọc và đào thải các cặn chất ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Vì vậy, chúng cần một lượng nước đủ để thực hiện chức năng của mình. Lượng nước nạp vào cơ thể quá ít khiến nước tiểu trở nên đặc và các cặn chất không thể theo ra ngoài và lắng đọng lại hình thành sỏi thận.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ khiến các cặn chất lọc qua thận nhiều hơn làm tăng nguy cơ sỏi thận.
- Nhịn tiểu: Thói quen nhịn tiểu thường xuyên khiến các chất khoáng và cặn bẩn trong thận không được đào thải ra ngoài, tích tụ lại và hình thành sỏi.
Ngoài ra, thói quen bỏ bữa sáng, ngủ không đủ giấc,…cũng làm tăng nguy cơ sỏi thận.
3. Triệu chứng và biểu hiện khi mắc sỏi thận
Sỏi thận là bệnh lý phổ biến, hiện nay, khoảng 1/3 dân số bị mắc bệnh sỏi thận nhưng chỉ một nửa trong số đó có biểu hiện rõ ràng. Với những người không có triệu chứng thì những viên sỏi trong thận vẫn gây tổn thương và để lại những biến chứng nguy hiểm.
Với bệnh nhân sỏi thận, những triệu chứng và biểu hiện thường thấy như:
- Đau lưng, đau vùng mạn sườn
- Đi tiểu đau, tiểu ra máu
- Khó tiểu
- Có cảm giác buồn nôn và nôn
- Có cảm giác sốt và ớn lạnh
Ngoài những triệu chứng trên, người bệnh sỏi thận cũng còn có thể có những triệu chứng khác nữa. Bệnh sỏi thận diễn ra âm thầm và các triệu chứng cũng rất dễ nhầm sang các bệnh khác. Bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị nếu xuất hiện các triệu chứng trên.
4. Những lưu ý trong điều trị và phòng ngừa sỏi thận
Bệnh sỏi thận có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Do đó, khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh thì nên thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm khác. Hiện nay, tại các bệnh viện có 2 phương pháp chữa sỏi thận: điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.
Bên cạnh việc điều trị, chúng ta cũng cần lưu ý trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày để tránh mắc sỏi thận:
- Uống đủ nước, có thể sử dụng nước chanh
- Hạn chế sử dụng soda, trà đá, dâu tây,…vì chúng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Hạn chế ăn mặn
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao như đi bộ, đạp xe,..
Là căn bệnh khá phổ biến, tuy nhiên chúng ta có thể ngăn ngừa sỏi thận bằng nhiều phương pháp, hiệu quả nhất là uống nhiều nước. Sỏi thận nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe con người. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày để tránh mắc sỏi thận.